Khi đặt chân đến dải đất miền Trung Việt Nam, chắc chắn bạn phải dành chút thời gian ghé thăm những di tích còn sót lại của văn hóa Chăm pa. Bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những địa danh ấy kể về câu chuyện của một vương quốc đã nằm lại trong lịch sử.

  • Lịch sử của văn hóa Chăm pa

Khởi nguồn của nền văn hóa Chăm

Từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên, khu vực miền Trung hiện nay là vùng đất của nhiều tiểu vương quốc, trong đó có Lâm Ấp – Champa (vùng Bắc Trung Bộ ngày nay). Sự ra đời của đế chế này được xem là quá trình hội tụ và phát triển của văn hóa tiền – sơ sử Việt Nam, cụ thể là văn hóa Sa Huỳnh. Các tỉnh ven biển dọc miền Trung từ Quảng Bình – Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên đều đã từng thuộc lãnh thổ của vương quốc Chăm pa thời xưa, trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ thứ I đầu thế kỷ thứ II đến cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV. Vương quốc này đã tạo nên một di sản văn hóa đồ sộ và đầy tinh tế.

văn hóa Chăm

Ảnh: Báo Thanh Niên

Đặc trưng của văn hóa Chăm

Có thể nói, những ngôi tháp Chăm đồ sộ với kiến trúc độc đáo và kỹ thuật xây dựng khéo léo chính là nét đặc trưng của văn hóa Chăm. Những ngôi tháp ấy thường được xây dựng bằng gạch có màu đỏ hồng, đỏ sẫm, phía trên tỏa rộng và thon vút lại thành hình bông hoa. Hầu hết tháp đều có dạng hình tứ giác, không gian bên trong chật hẹp và cửa mở thường về hướng Đông – hướng mặt trời mọc. Đỉnh tháp được thu nhỏ dần hoặc giật cấp, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Đặc biệt nhất, nghệ thuật chạm khắc trên các tháp Chăm luôn vô cùng tinh xảo và ấn tượng.

kiến trúc Chăm ở tháp Bà Ponagar

Kiến trúc tại tháp Bà Ponagar. Ảnh: Internet

 

  • Những di tích văn hóa Chăm pa trải dọc miền Trung

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế nằm về phía bắc đèo Hải Vân, là vùng cực bắc của vương quốc Chăm pa xưa. 

Trải qua 12 thế kỷ, tháp bị vùi lấp trong cát, tháp Chăm Phú Diên (hoặc tháp Mỹ Khánh) tình cờ  phát lộ vào năm 2001 tại thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Những nghiên cứu hiện tại xác định niên đại tháp có từ thế kỷ thứ VIII – một trong những công trình tháp Chăm cổ nhất còn lại trên dọc miền trung Việt Nam.

tháp Chăm Phú Diên

Tháp Phú Diên được công nhận là Di tích quốc gia. Ảnh: VNExpress

 

Dù không có nhiều đền tháp đứng vững trên mặt đất, nhưng khu vực bắc Champa có rất nhiều dấu tích về nền móng, hiện vật điêu khắc và một số văn bia. Các văn bia này có từ thế kỷ VI đến thế kỷ XX, ghi chép lại việc xây dựng các đền tháp thờ thần Siva và các công trình Phật Giáo. 

bảo tàng điêu khắc chăm

Dấu tích văn hóa Chăm tại khu vực Bình – Trị – Thiên. Ảnh: Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

 

Quảng Nam

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam – là một di tích văn hóa Chăm nổi tiếng. Thánh địa được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1999. 

thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn. Ảnh: Internet

Tại đây có tất cả hơn 70 di tích đền tháp Mỹ Sơn, từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa và là lăng mộ của các vị vua Chăm Pa hoặc hoàng thân, quốc thích. Thánh địa là tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Champa, nằm lọt trong một thung lũng nhỏ có đường kính khoảng 2 km, được bao quanh bởi núi đồi. Phong cách kiến trúc ở đây được chia làm 6 loại: cổ, Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn, PoNagar và phong cách của người dân Bình Định. Hầu hết các công trình kiến trúc, điêu khắc mỹ thuật ở đây đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

 

Ngoài Thánh Địa Mỹ Sơn, còn có các ngôi đền tháp đồ sộ và đặc sắc khác tại Quảng Nam như nhóm tháp Chiên Đàn (xã Tam An, huyện Tam Kỳ), tháp Bằng An (làng Bằng An, huyện Điện Bàn), tháp Khương Mỹ (xã Tam Xuân, huyện Núi Thành).

Tháp Chăm Chiên Đàn

Tháp Chiên Đàn. Ảnh: Internet

 

Bình Định

Bình Định là trung tâm văn hóa – chính trị lớn thứ hai của vương triều Champa. Đây là nơi ghi giấu Chăm pa hùng mạnh một thời với những dấu tích thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chămpa. 

Tháp Bạc (tháp Bánh Ít) tại xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn, cách Quy Nhơn 18 km về hướng Bắc là cụm tháp được xây dựng vào thế kỉ thứ XI trên một ngọn đồi cao vô cùng hùng vĩ. Sở hữu nghệ thuật kiến trúc vừa mang dấu ấn văn hóa Chăm-pa cổ vừa có nét rất riêng của vùng đất võ, quần thể di tích tháp Bánh Ít gần như độc nhất và có giá trị lịch sử to lớn.

tháp Bánh Ít sót lại của văn hóa Chăm

Tháp Bánh Ít Bình Định từ trên cao. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, còn có tháp đôi Hưng Thạnh thuộc thành phố Quy Nhơn cũng được mệnh danh là “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XXII đầu thế kỷ XXIII, các góc tháp là tượng chim thần Garuda dùng hai tay nâng đỡ mái tháp. 

Tháp Đôi Hưng Thạnh ghi dấu văn hóa Chăm

Tháp đôi Hưng Thạnh Quy Nhơn. Ảnh: VNExpress

 

Ngoài ra, còn có các tháp như tháp Bình Lâm  xã Phước Hòa, huyện Trung Phước), tháp Cánh Tiên (thôn Nhơn Hậu, huyện An Nhơn),  tháp Thốc Lốc (xã Nhơn Thạnh, huyện An Nhơn), tháp Thủ Thiện (tại xã Thủ Thiện, huyện Tây Sơn), Tháp Dương Long hoặc Tháp Ngà (xã Bình An, huyện Tây Sơn).

 

Phú Yên

Di tích Quốc gia Tháp Nhạn là điểm đến đặc sắc về kiến trúc, nghệ thuật và tín ngưỡng. Tháp Nhạn nằm trên núi Nhạn, bờ bắc sông Đà Rằng, thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ XXII. Trong thời kỳ kháng chiến, đạn pháo đã làm cho đỉnh tháp và 3 góc tháp bị đổ, sau đó đã được trùng tu tương đối hoàn chỉnh như ngày nay.

Kiến trúc của Tháp Nhạn gồm ba phần theo quan niệm của người Chăm, đó là: trần tục, tâm linh và thần linh, gắn liền với sự tích tiên nữ Ya Na. Tháp có độ cao hơn 20m và rộng 11m. Từ tháp có thể phóng tầm mắt ra bao trọn thành phố Tuy Hòa và biển, sông, đồng, núi…

Tháp Chăm 800 tuổi

Tháp Nhạn Phú Yên gần 800 tuổi. Ảnh: Internet

 

Khánh Hòa

Tháp Bà Ponagar là quần thể kiến trúc Chăm pa lớn nhất Việt Nam. Nằm trên một ngọn đồi cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 km về hướng Bắc, tháp được xây dựng vào thế kỉ XI thờ mẹ xứ sở Pô Inư Nưgar. Quần thể tháp gồm có 3 phần: Khu vực Tháp Cổng, Mandapa (dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật và sửa soạn trang phục trước khi làm lễ chính thức ở trên tháp) và cuối cùng là khu đền tháp. Nhưng hiện nay chỉ còn có 5 công trình do sự tàn phá của tự nhiên.

tháp Bà Ponagar đậm văn hóa Chăm

Tháp Bà Ponagar uy nghiêm. Ảnh: Internet

 

Ninh Thuận

Ninh Thuân là nơi có nhiều người Chăm sinh sống và vẫn đậm nét văn hóa của dân tộc Chăm xưa. Từ chữ viết, trang phục dân tộc, nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc, nghề gốm và nghề dệt thổ cẩm.

Ở Ninh Thuận có Tháp Hòa Lai (Ba Tháp) thuộc địa bàn xã Tân Hải, cách thành phố Phan Rang 14km và được xây dựng vào thế kỉ thứ VIII.

tháp Chăm Hòa Lai

Tháp Hòa Lai. Ảnh: Wikipedia

 

Cùng với đó là quần thể tháp Po Klong Garai (thành phố Phan Rang), được xây dựng vào thời vua Jaya Simhavarman III, cuối thế kỷ XXIII – XXIV. Tuy nhiên, nay chỉ còn 3 ngôi tháp bằng gạch: tháp cổng cao 9.35m, tháp Lửa cao 20.5m, tháp chính thờ vua Po Klong Karai. Đây được coi là một trong những ngọn tháp đẹp nhất của người Chăm. Nơi thường diễn ra lễ hội Katê hoành tráng của người Chăm Ninh Thuận hằng năm.

Tháp Po Klong Garai trong văn hóa CHăm

Tháp Po Klong Garai. Ảnh: Vietnamplus

 

Ngoài ra, còn có tháp Ppo Rome (thôn Hậu Sanh, huyện Ninh Phước) tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ, cách thành phố Phan Rang khoảng 14km về hướng tây nam. Tháp được xây dựng vào thế kỉ XVII – giai đoạn cuối cùng của nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm. 

tháp Ppo Rome trong văn hóa Chăm

Tháp Ppo Rome chứa đựng huyền thoại về một vị vua. Ảnh: Internet

 

Bình Thuận

Tháp Phú Hài (tháp Po Sah Inư) là ngôi tháp Chăm duy nhất được tìm thấy ở Bình Thuận. Tháp được xây dựng rất sớm, vào thế kỉ thứ VIII, theo phong cách kiến trúc Khmer.

kiến trúc văn hóa Chăm Po Sah Inư

Tháp Po Sah Inư cổ kính. Ảnh: Internet

 

Đà Nẵng

Nếu yêu mến văn hóa Chăm pa nhưng chưa có cơ hội khám phá các di tích tháp Chăm. Bạn hoàn toàn có thể tới Bảo tàng Điêu khắc Chăm để chìm đắm trong kiến trúc, lễ hội, trang phục và các di tích còn sót lại được trưng bày tại đây. Bảo tàng như một ngôi làng của người Chăm với không gian tĩnh lặng, đầy hoài niệm về vương quốc Chăm Pa cổ xưa.

bảo tàng Điêu khắc Chăm

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Ảnh: Internet