Quản lý chi tiêu như thế nào là hợp lý được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Ông cha ta đã từng nói “đồng tiền đi liền khúc ruột”. Câu nói thể hiện tầm quan trọng của tiền bạc đối với nhiều vấn đề của cuộc sống. Bởi để có được vật chất, con người phải mất nhiều mồ hôi công sức. Câu chuyện về quản lý chi tiêu trong cuộc sống ngày nay là một vấn đề cần bàn bạc. Hiện nay, giới trẻ đã có nhiều lựa chọn khi ra trường bởi nhu cầu tuyển dụng cao. Khi cơ hội nhiều, mức thu nhập của giới trẻ cũng có thể cải thiện hơn. Bởi với tâm thế chủ động, các bạn trẻ được đưa ra sự lựa chọn. Lúc này bài toán tiêu tiền như thế nào là hợp lý lại được đặt ra.

Bài toán chi tiêu được nhiều người quan tâm

Bài viết hôm nay của Nhà Moon sẽ có góc nhìn liên quan đến chủ đề “quản lý chi tiêu”. Đối tượng hướng đến của bài viết đa phần là người trẻ. Chúng ta hãy cùng đọc và chia sẻ những thông tin với Nhà Moon qua bài viết sau đây nhé!

Thực trạng tiêu tiền thiếu trước, hụt sau của nhiều người trẻ

Thực trạng

Dạo quanh một vòng mạng xã hội Facebook, đôi khi ta bắt gặp những bài viết vô cùng hài hước. Những bức ảnh liên quan đến lương được chế hài và nhận được cực nhiều tương tác. Đa phần là các bạn trẻ tag bạn bè thân thiết vào bài viết để bông đùa. Những nội dung như hết lương phải ăn mì tôm, nhận lương xong trả nợ đã hết…nhận được nhiều sự quan tâm. Có lẽ rất nhiều bạn trẻ thấy bóng dáng mình trong bức ảnh chế. Vì thực tế là có nhiều người trẻ đã từng một hoặc nhiều lần rơi vào tình trạng như vậy. Nguyên nhân đúc kết trong việc họ không biết cách quản lý chi tiêu. Rõ ràng là đi làm rất đều, tiêu khoản nào cũng thấy “cần thiết”. Nhưng cuối tháng ta nhìn lại thì hầu bao đã thâm hụt đáng kể. Thậm chí nhiều bạn trẻ chưa đến cuối tháng đã hết sạch tiền chi tiêu.

Thực trạng tiêu tiền thiếu trước, hụt sau của nhiều người trẻ

Nguyên nhân

Thực trạng kể trên không hiếm trong cuộc sống. Điển hình nhiều nhất có lẽ là ở lứa tuổi sinh viên hoặc các bạn trẻ mới ra trường. Các bạn luôn cảm giác đã chi tiền vào những thứ thực sự cần thiết. Nhiều người rơi vào vòng lặp tiêu trước, trả sau. Đến khi nhận được lương thì các bạn lấy lương trả nợ. Đến khi hết tiền thì các bạn lại quay trở lại vòng lặp vay để chi tiêu, nhận lương để trả nợ. Điều ấy làm họ rơi vào trạng thái bị động, nhất là khi có một vấn đề phát sinh. Ví dụ như một trận ốm đột ngột, một đám cưới phát sinh…cũng làm chủ thể lúng túng.

Hậu quả khi người trẻ không biết quản lý chi tiêu

Không có tiền để phòng thân

Chúng ta đều biết rằng trong cuộc sống có nhiều điều không thể biết trước. Không phải hành trình đi qua chúng ta đều gặp thuận lợi. Bởi vậy dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào ta cũng cần có tâm thế “phòng thủ”. Điều ấy tức là chúng ta cần có một khoản tiền phòng thân để có thể tùy cơ ứng biến trong nhiều trường hợp. Khi chúng ta không có kỷ luật quản lý chi tiêu thì mang nhiều rủi ro. Tâm lý làm đến đâu tiêu hết đến đấy sẽ khiến ta bị động khi có vấn đề phát sinh.

Không có tiền để phòng thân

Luôn sống trong tình trạng phải lo trả nợ

Một vòng lặp mang tên nhận lương – trả nợ – chi tiêu – vay mượn có thể làm ta khốn đốn. Tâm lý chi tiêu không kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng kể trên. Với một mức thu nhập 5 đồng nhưng chi tiêu lên 7 đồng, 10 đồng mang lại điều tiêu cực lớn. Việc chi tiêu hơn mức bình thường khiến chủ thế luôn sống trong trạng thái làm để trả nợ. Về lâu dài, chúng ảnh hưởng tới tâm lý và làm con người có suy nghĩ trì trệ, không tích cực.

Không tạo được nền móng tích cực cho tương lai

Để có một tương lai triển vọng, kỷ luật tài chính, đầu tư là điều cần thiết. Nhưng nếu sống với tâm thế không coi trọng quản lý chi tiêu, nhiều bạn trẻ sẽ khó tạo được nền móng cho tương lai của mình. Một tương lai sẽ là vô định khi không có yếu tố vật chất làm trụ cột. Cách tiêu xài không kỷ luật sẽ là hố đen nuốt chửng tương lai.

Mẹo hay về quản lý chi tiêu, tránh tình trạng thiếu trước, hụt sau

Rèn luyện tính kỷ luật

Tại sao tính kỷ luật lại được đặt lên hàng đầu của quản lý chi tiêu? Bởi mình nhận thấy rằng, yếu tố “con người” luôn là tiên quyết trong mọi quyết định, mọi kế hoạch. Khi có sự quyết tâm và kỷ luật thì các lý thuyết áp dụng vế sau mới thành công.

Rèn luyện tính kỷ luật khi chi tiêu

Chia nhỏ khoản tiền nhận được

Một quy tắc dễ nhớ và có thể áp dụng nhanh chóng, hiệu quả đó là quy tắc 50-30-20. Đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý chi tiêu, quy tắc này gần gũi hơn cả. Các con số kể trên cũng cực kỳ dễ nhớ để ta áp dụng hàng tháng. Khi nhận lương hoặc có các khoản thu, bạn hãy chia chúng ra 3 phần như sau:

  • 50% tổng thu nhập bạn hãy dành để chi tiêu cho những việc cần thiết. Việc cần thiết có thể hiểu là những việc cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống, trả lãi suất (trả nợ)… Những khoản này bắt buộc phải chi tiêu nên ta gọi nó là khoản cố định.
  • 20% tổng thu nhập bạn sử dụng để tích lũy và đầu tư.
  • 30% còn lại bạn có thể dành cho nhu cầu bản thân. Đó có thể là mua sắm, giải trí, hoặc “tiết kiệm” với mục đích du lịch như bài viết.
Chia nhỏ khoản tiền nhận được

Lập sổ chi tiêu ghi chép hàng tháng

Một trong những nguyên tắc để quản lý chi tiêu đó là kiểm soát được tiền vào – tiền ra. Nếu không ghi chép lại, khi trải qua một tháng, ta khó có thể nhớ rằng mình đã tiêu gì. Vì thế, bạn có thể ghi chép chi tiêu hàng tháng vào một cuốn sổ nhỏ. Hoặc bạn cũng có thể lập bảng excel ghi chú lại các khoản đã tiêu. Hãy phân chia chúng ra khoản nào là cố định, khoản nào là phát sinh. Khi nhìn bao quát, bạn hãy rút kinh nghiệm cho tháng sau. Bạn cần đánh giá xem khoản phát sinh đó trong việc gì để tháng sau điều chỉnh.

Lập sổ chi tiêu ghi chép hàng tháng

Kết luận

Trên đây là bài viết của Nhà Moon về mẹo hay giúp giới trẻ quản lý chi tiêu. Chúng ta luôn mong muốn có một cuộc sống thoải mái trong tương lai. Vì thế thời điểm phù hợp cần lên kế hoạch chi tiêu chính là ngay lúc này. Khi biết quản lý chi tiêu, chúng ta sẽ có tâm thế chủ động hơn trong các vấn đề của cuộc sống. Bạn có thể đọc nhiều thông tin hơn về Khánh Hòa tại đây. Và đừng quên theo dõi Facebook Instagram của Nhà Moon để đọc được nhiều thông tin hay và bổ ích nhé.